Nhân viên kinh doanh được coi là nghề có thu nhập cao, mối quan hệ rộng và năng động. Tuy nhiên trên thực tế, để có được mức lương như trên, đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng và tố chất nhất định cho nghề, thu nhập cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào doanh thu của bạn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên kinh doanh là gì? Cần những kiến thức và kỹ năng gì để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Cùng tham khảo để có câu trả lời nhé.
Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh ( Salesman hay Saleswoman) là một bộ phận quan trọng, đóng vai trò trực tiếp trong việc liên kết khách hàng với doanh nghiệp. Công việc của nhân viên kinh doanh là đảm nhận các công việc trong công ty như quản lý, xây dựng chiến lược, môi giới tiếp thị… với mục đích đẩy sản phẩm đi nhanh chóng và đem về những lợi nhuận lớn cho công ty.
Hoặc cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhân viên kinh doanh chính là những người có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, tư vấn cho khách hàng và thuyết phục khách sử dụng, mua những hàng hóa/dịch vụ của công ty/doanh nghiệp.
Công việc của nhân viên kinh doanh
Mỗi công ty, doanh nghiệp sẽ hoạt động trong một lĩnh vực riêng, chính vì vậy, công việc của nhân viên kinh doanh cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên công việc chính của nhân viên kinh doanh vẫn là cung cấp các giải pháp cho khách hàng và thu về doanh thu cho doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là những công việc mà một nhân viên kinh doanh trong các lĩnh vực cần đảm nhận như:
- Hiểu rõ về các sản phẩm/dịch vụ công ty cung ứng như: tên gọi, giá cả, mẫu mã, màu sắc và cả tính năng của hàng hóa, các chương trình ưu đãi, chiết khấu cho từng mặt hàng, từng loại đối tượng người mua khác nhau để có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.
- Tiếp nhận các thông tin, chỉ thị từ cấp trên về các mục tiêu, chiến lược, doanh số cần đạt được và thực hiện công việc đó.
- Tìm kiếm, tư vấn và chăm sóc nguồn khách hàng. Đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể làm việc lâu dài.
- Thực hiện các cuộc gọi để tiếp cận tư vấn về các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với mục đích thu hút và thuyết phục khách hàng sử dụng chúng.
- Lập kế hoạch công tác tuần, tháng báo cáo của cấp trên và thực hiện theo kế hoạch được duyệt.
- Nắm được quy trình tiếp xúc khách hàng, quy trình xử lý khiếu nại thông tin, quy trình nhận và giải quyết thông tin khách hàng.
- Khai thác thông tin từ khách hàng bằng việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch và triển khai các công việc một cách khoa học nhất để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ.
- Thực hiện việc phân tích thống kê để đo lường hiệu quả công việc, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu suất công việc đó.
- Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng và bán hàng theo lịch trình đã định.
- Báo cáo công việc với cấp trên.
Bí quyết để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc
Chức năng nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh là gắn kết khách hàng và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Để có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, bạn cần trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết sau đây:
Sự tâm huyết với nghề
Nhân viên kinh doanh là một công việc vất vả bởi bạn phải di chuyển khắp nơi để bán được hàng, kiêm nhiệm cả một phần công việc của nhân viên marketing và chăm sóc khách hàng. Nếu không đạt được doanh số mong muốn, bạn sẽ phải chấp nhận mức lương thưởng bấp bênh và thậm chí là cấp trên trách mắng. Vì vậy, bạn cần có tâm huyết và ý chí kiên cường mới có thể theo đuổi được công việc này lâu dài được.
Sự mạnh dạn
Công việc của nhân viên kinh doanh đòi hỏi bạn phải tiếp xúc với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bạn có thể bị từ chối, đuổi, quát mắng… vì vậy bạn cần phải có sự dạn dĩ trong nghề để có thể hoàn thành tốt các công việc.
Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng quan trọng, yếu tố hàng đầu cần có của một nhân viên kinh doanh để đàm phán và thỏa thuận tốt hơn với khách hàng. Thông qua cách bạn trao đổi với khách hàng có thể đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn và của công ty bạn, điều này giúp bạn tạo ra một lợi thế cạnh tranh hoàn hảo. Bên cạnh đó, giao tiếp tốt cũng giúp bạn tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đảm bảo sự thuận lợi cho những lần hợp tác sau đó.
Khả năng chịu áp lực trong công việc
Áp lực của nhân viên kinh doanh đến từ rất nhiều phía: cấp trên, KPI, khách hàng… Nếu không hoàn thành được chỉ tiêu đề ra bạn sẽ bị khiển trách và đôi khi là trừ lương. Chính vì vậy, ai có khả năng chịu được áp lực cao mới có thể theo đuổi được công việc này.
Thái độ thân thiện, tác phong chuyên nghiệp
Một vẻ ngoài chỉnh chu cùng với nụ cười luôn tươi sẽ là điểm cộng cho bạn khi lần đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Một người cởi mở, thoải mái và lịch sự chắc chắn sẽ khiến khách hàng thoải mái và có hứng thú nói chuyện hơn.
Nắm vững thông tin về sản phẩm
Là một nhân viên kinh doanh, bạn nhất định phải hiểu về sản phẩm, dịch vụ,… để dễ dàng tư vấn, thuyết phục khách hàng. Điều này giúp gia tăng uy tín của bạn, cũng như cơ hội hợp tác lâu bền với khách hàng. Bạn sẽ có được một đội ngũ khách hàng trung thành, sẵn sàng hợp tác và giới thiệu với người thân, bạn bè, đồng nghiệp của họ.
>>> Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh
Quyền lợi của nhân viên kinh doanh
Các quyền lợi được hưởng đối với nhân viên kinh doanh hiện nay rất đa dạng. Tùy thuộc vào chế độ đãi ngộ của một cơ quan, doanh nghiệp mà cũng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, một nhân viên kinh doanh vẫn được hưởng những quyền lợi cơ bản sau:
- Được hưởng mức lương theo năng lực hoặc mức lương cạnh tranh.
- Được đào tạo về các sản phẩm của công ty và các kỹ năng mềm để phục vụ công việc.
- Được đóng bảo hiểm và các chế độ phúc lợi, đãi ngộ theo đúng quy định của pháp luật.
- Được thưởng theo doanh số, doanh thu bán hàng và phần trăm lợi nhuận từ doanh số bán hàng.
- Được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định của công ty như: tiền ăn, xăng xe,…
- Được tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, các hội thảo về kinh doanh để phát triển bản thân cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc.
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động… để phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Làm việc theo giờ hành chính được quy định theo pháp luật hiện hành, các chế độ nghỉ bệnh, nghỉ phép…
- Được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc như: điện thoại, máy tính…
- Được hưởng thêm các phúc lợi riêng của công ty như nghỉ phép, du lịch (nước ngoài, trong nước), sinh nhật, thể thao, ngày lễ, lương tháng 13,…
Sẽ là một sai lầm nếu bạn bỏ qua các quyền lợi này mà chỉ tập chung vào tìm hiểu về công việc và mức lương. Bởi đây là những quyền lợi cơ bản nhất không chỉ đối với nhân viên kinh doanh mà có thể áp dụng trong tất cả các ngành nghề nhé.
Mức lương của nhân viên kinh doanh
Đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của bất kỳ người lao động nào chứ không chỉ riêng nhân viên kinh doanh. Tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp và trình độ chuyên môn của từng nhân viên kinh doanh mà sẽ có mức lương nhất định. Dưới đây là mức lương cơ bản của một nhân viên kinh doanh bạn có thể tham khảo như:
- Đối với những nhân viên chưa có kinh nghiệm, thực tập sinh, sinh viên mới ra trường… mức lương sẽ dao động từ 3 - 6 triệu đồng.
- Đối với những nhân viên có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm trong nghề, mức lương sẽ dao động từ 7 – 10 triệu đồng.
- Với những nhân viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đạt đến trình độ lão luyện thì mức lương sẽ dao động từ 13 triệu trở lên.
Thu nhập của nhân viên kinh doanh rất khác nhau dù cho có làm cùng lĩnh vực thậm chí là làm cùng công ty. Những mức lương trên đây chỉ bao gồm lương cứng, thu nhập của họ phụ thuộc phần lớn vào % doanh số. Chính vì vậy, nhân viên kinh doanh cần tìm mọi cách để nâng cao doanh số, cải thiện thu nhập.
Nhân viên kinh doanh là một nghề rất thích hợp với những người thích sự thử thách, cầu tiến và kiên trì với mục tiêu của mình. Thông qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã tích lũy được cho mình những thông tin hữu ích nhất để giải đáp câu hỏi nhân viên kinh doanh là gì? Những kiến thức và kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc, mang về nguồn thu nhập cao nhất.
Salekit chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Để quản lý cũng như phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ngay những tiêu chí đánh giá nhân viên được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.
Kịch bản chăm sóc khách hàng qua điện thoại được xây dựng với mục đích để đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng thông qua qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi, phương thức chăm sóc sau khi bán hàng.
Muốn biết cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối một cách chính xác và nhanh chóng nhất, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.
Hành chính nhân sự là ngành đòi hỏi cao các tố chất cũng như sự hội tụ nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó, để có thể "ngồi lên ghế trưởng" phòng HCNS trước hết bạn phải là một nhân viên HCNS chuyên nghiệp
Trong cuộc sống, những kỹ năng mềm sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc chăm sóc khách hàng và bạn phải hiểu bản chất công việc này là gì? Vai trò và mục tiêu của nhân viên chăm sóc khách hàng....
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Bài viết trên Facebook sẽ tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn biết đến cách tăng Like Facebook trên điện thoại được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.