Vay thế chấp Dòng Vốn

0

Hiện chưa có sản phẩm

Tổng tiền:

Xây dựng thương hiệu và những điều starup cần phải 'khắc cốt ghi tâm' (Phần 2)

Xây dựng thương hiệu, không phải chuyện ngày một ngày hai, chính vì thế, ngoài việc áp dụng linh hoạt, hiệu quả các bước, doanh nghiệp cũng cần phải kiên trì và nỗ lực không ngừng.

Trong bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm thương hiệu, phân biệt sự khác nhau cơ bản của thương hiệu với nhãn hiệu, trả lời câu hỏi tại sao phải xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, vv... Từ đó đã thấy được sự quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong việc kinh doanh. 

Xây dựng thương hiệu là chiến lược cạnh tranh dài hạn giúp tạo ra sự trung thành bền vững của khách hàng. Nó đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về sứ mệnh doanh nghiệp, suy nghĩ sáng tạo và một mong muốn mạnh mẽ kết nối các yếu tố về con người từ khách hàng đến nhân viên. Bắt đầu bằng việc nghiên cứu, xác định điểm khác biệt của doanh nghiệp, điều gì khiến khách hàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn. Tiếp đó phát triển logo, slogan, các chương trình quảng bá, truyền thông…

Xây dựng thương hiệu là việc làm dài hơi, bền bỉ và cần có sự đầu tư về chiến lược. Để tiếp cận vấn đề một cách dễ dàng và có cái nhìn tổng quan về quy trình xây dựng thương hiệu bài bản. Tuy nhiên cho dù bạn có nỗ lực bao nhiêu công sức hay đầu tư bao nhiêu ngân sách cho quá trình đó, nếu bỏ qua 5 điểm cốt lõi dưới đây, bạn cũng sẽ khó có thể thành công.

xây dựng thương hiệu
5 điểm cốt lõi không thể bỏ qua để xây dựng thương hiệu thành công

1. Xây dựng giá trị cốt lõi

Đây là điều kiện để doanh nghiệp xây dựng được một thương hiệu bền vững. Hệ thống giá trị cốt lõi được coi là hệ niềm tin của doanh nghiệp, bao gồm những nguyên lý thiết yếu và mang tính lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết định hướng sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của mọi thành viên. Chúng không thay đổi, không lệ thuộc vào kết quả kinh doanh và luôn có giá trị trong cả những tình huống khó khăn nhất.

Nhiều doanh nghiệp chỉ chủ yếu tập trung vào năng lực kỹ thuật mà quên mất đi tầm quan trọng của giá trị cốt lõi. Chúng cần được đúc rút từ chính thực tế của doanh nghiệp chứ không phải điều có thể “bắt chước” được từ các doanh nghiệp khác. Đó là thước đo chuẩn mực giúp bạn đưa ra quyết sách dễ dàng, giúp doanh nghiệp giữ đúng lời hứa với khách hàng, để họ hiểu được bạn là ai và là công cụ để tuyển dụng, giữ chân nhân viên.

Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đặt ra giá trị cốt lõi là “chất lượng sản phẩm” thì mọi sản phẩm mắc lỗi đều chắc chắn phải bị loại bỏ, hoặc nếu giá trị “sáng tạo là sức sống” được đề cao, những hành vi như sao chép ý tưởng, bắt chước thông điệp, đi lại lối mòn quá khứ… đều sẽ không được chấp nhận.  Việc xây dựng giá trị cốt lõi của thương hiệu có thể trải qua các bước:

xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

- Xác định niềm tin của từng cá nhân trong ban lãnh đạo

- Thảo luận để lựa chọn niềm tin phù hợp với doanh nghiệp

- Giả định tình huống khó khăn để xem xét liệu niềm tin đó còn giá trị hay không

- Xác định các hành vi phù hợp và không phù hợp cho từng giá trị cốt lõi

- Xác định các phép đo cho các hành vi của từng giá trị cốt lõi

- Xây dựng các câu chuyện cho mỗi giá trị cốt lõi và lắng nghe phản hồi từ nội bộ

- Truyền thông nội bộ

- Truyền thông tới công chúng

2. Định vị thương hiệu

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói "Khác biệt hay là chết", và cái chết sẽ là điều hiển nhiên nếu bạn không xác định được đặc trưng riêng để định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Thiếu đi yếu tố này, khách hàng sẽ chẳng thể nhớ nổi bạn là ai, hay làm cách nào để phân biệt được bạn với những đối thủ khác. Chọn bạn cũng được, mà chọn thương hiệu khác cũng chẳng sao!

Bởi vậy, điểm cốt lõi chính là định vị thương hiệu để dễ dàng thu hút và níu chân khách hàng. Bạn không thể tạo ra một sản phẩm phục vụ được tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và mọi phân khúc thị trường, điều đó dẫn tới việc thương hiệu của bạn sẽ chẳng là gì của ai. Doanh nghiệp đôi khi phải biết “hy sinh” để đảm bảo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thương hiệu. Bên cạnh đó, hoặc sản phẩm, hoặc dịch vụ, hoặc văn hóa thương hiệu của bạn phải mang những nét khác biệt so với đối thủ.

xây dựng thương hiệu cho starup

Hãy nhìn vào định vị của các thương hiệu nổi tiếng. Cùng hoạt động trong ngành sữa, nếu như nhãn hàng Fristi của Dutch Lady chuyên về sữa tươi dành cho trẻ em hiếu động thì Nestlé lại kích sản phẩm sữa bột bằng cách lựa chọn phân khúc sản phẩm ăn dặm cho trẻ nhỏ làm đối trọng. Trong lĩnh vực thời trang, Christian Dior không tung ra những bộ sưu tập giá rẻ bởi điều đó sẽ phá vỡ định vị đẳng cấp, sang trọng của thương hiệu, trong khi Topshop lại trung thành với những mẫu thời trang đường phố ứng dụng thay vì chơi trội với những mặt hàng xa xỉ, bởi thương hiệu này đã ghim mình trong phân khúc giá rẻ và được công chúng đón nhận.  

Doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu dựa vào chất lượng cao của các sản phẩm đặc thù, dựa vào giá trị sản phẩm, tính năng sản phẩm, dựa vào sự kết nối với khách hàng thông qua khơi gợi cảm xúc, dựa vào vấn đề – giải pháp, hoặc thậm chí dựa vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp…

3. Phân biệt rõ các khái niệm

Đối với một doanh nghiệp, các bước truyền thông, quảng bá để đưa tên tuổi thương hiệu đến với công chúng là điều rất quan trọng. Có nhiều hình thức giúp doanh nghiệp thực hiện được việc đó, nhưng chúng thường bị nhầm lẫn hoặc gộp chung thành một khái niệm duy nhất. Nếu bản thân doanh nghiệp – đặc biệt là những người chủ doanh nghiệp – không phân định được rạch ròi từng khái niệm, rất khó để có thể lên kế hoạch một cách rõ ràng và lựa chọn được những bước đi đúng đắn.

Chẳng hạn, có nhiều người đánh đồng việc xây dựng thương hiệu chính là tiếp thị, quảng cáo. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu phải là một chiến lược lâu dài, trong khi Marketing chỉ là chiến thuật ngắn hạn và là một phần trong các bước xây dựng thương hiệu. Một số khái niệm như Marketing, Quảng cáo, PR – Public Relations và Branding thường xuyên bị nhầm lẫn dẫn tới việc doanh nghiệp không tận dụng được đúng và được hết thế mạnh của từng lĩnh vực.

4. Đề cao trải nghiệm thực tế và tôn trọng lợi ích của khách hàng

Cảm xúc của khách hàng là điều vô cùng quan trọng, bởi suy cho cùng thì xây dựng thương hiệu chính là xây dựng cảm nhận của khách hàng về doanh nghiệp. Đó là lý do khiến yếu tố trải nghiệm thực tế và lợi ích khách hàng cần được đặt lên hàng đầu.

kế hoạch kinh doanh
Không ít doanh nghiệp chỉ tập trung đề cao chất lượng sản phẩm và cho rằng "hữu xạ tự nhiên hương", không cần làm gì thì khách hàng cũng tự tìm đến. Số khác lại tin rằng chỉ cần marketing rầm rộ, quảng cáo tràn lan là đã đủ gây ấn tượng với khách hàng. Nhưng mọi nỗ lực sẽ đều là vô nghĩa nếu khách hàng cảm thấy không thỏa mãn qua những lần tiếp xúc trực tiếp với thương hiệu.

Do vậy, hãy đặt khách hàng mục tiêu vào vị trí trung tâm và đảm bảo rằng mọi trải nghiệm của họ đều là đáng nhớ, từ khi liên hệ online, tiếp đón tại cửa hàng cho tới hậu mua hàng. Khách hàng sẽ cảm kích nếu thấy rằng lợi ích của họ được đặt trên cả ham muốn doanh thu của thương hiệu, chẳng hạn như việc bạn khuyên họ nên lựa chọn sản phẩm rẻ hơn nhưng phù hợp, thay vì cố thuyết phục họ mua mặt hàng đắt tiền. Cũng đừng quên rằng những trải nghiệm đó phải gắn liền với định vị và cá tính của thương hiệu.

5. Tạo dựng niềm tin nơi nhân viên

Chính các nhân viên sẽ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và là đại sứ truyền thông cho thương hiệu, bởi vậy chính họ phải là những người am hiểu rõ ràng tất cả mọi thứ liên quan tới thương hiệu.

Trước khi muốn thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp phải thuyết phục các thành viên tin tưởng vào sự tồn tại và ý nghĩa của thương hiệu, thông qua các buổi đào tạo, tập huấn, áp dụng văn hóa doanh nghiệp, khen thưởng và điều chỉnh kịp thời. Điều này tác động rất lớn tới suy nghĩ của các thành viên, từ đó định hình họ tuân theo hệ tư tưởng, niềm tin, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đặt ra cho thương hiệu.

xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số
Nếu không làm truyền thông nội bộ, chẳng ai có thể hiểu được tầm quan trọng và mục đích cuối cùng của nhiệm vụ được giao, mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ thiếu nhất quán và mang lại cảm giác rời rạc, thiếu chuyên nghiệp nơi khách hàng.

Văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để tuyển dụng nhân viên chất lượng và giữ chân họ. Bởi, một bộ máy không thể duy trì được nhân sự cốt lõi trong thời gian dài liệu có đủ khả năng giữ chân được khách hàng? Trong trường hợp nhân viên không thể ở lại với bạn, hãy tạo xây dựng niềm tin và tạo ra những ấn tượng tốt đẹp nhất, để dù phải rời đi, họ vẫn mang theo những suy nghĩ tích cực và niềm tự hào về thương hiệu mình đã từng làm việc.

>>> Đọc thêm: https://salekit.vn/blog/xay-dung-thuong-hieu-va-nhung-dieu-starup-can-phai-khac-cot-ghi-tam-phan-1-.html

Bí quyết xây dựng thương hiệu cho starup trong kỷ nguyên 4.0

Nếu như các công ty lớn thường có nhiều ngân sách để đầu tư cho xây dựng thương hiệu, thì các doanh nghiệp startup nhỏ, lẻ lại gặp muôn vàn khó khăn. Bạn không biết bắt đầu xây dựng thương hiệu như thế nào cho hiệu quả khi nguồn lực và ngân sách còn khiêm tốn? Thì tiếp theo, SaleKit sẽ chia sẻ cho bạn 12 bước xây dựng thương hiệu thành công cho doanh nghiệp startup trẻ.

1. Xây dựng nền tảng vững chắc cho thương hiệu

Bước đầu tiên trên hành trình xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế của công ty trước hết là xây dựng được nền tảng cho doanh nghiệp của mình. Nền tảng thương hiệu ở đây là gì? Đó chính là bộ nhận diện thương hiệu - tất cả những thứ khách hàng sẽ tiếp cận đầu tiên, đó là: logo, slogan, các dòng sản phẩm, bao bì, màu sắc chủ đạo khác biệt,...  góp phần định vị thương hiệu.

Mặc dù nó là chi tiết rất nhỏ, nhưng nếu không chú trọng, bạn rất khó có thể xây dựng thương hiệu thành công khi không để lại được ấn tượng gì cho khách hàng của mình, mọi thứ nhạt nhòa, dễ quên, chóng chán.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và cơ hội kinh doanh trên thị trường

xây dựng thương hiệu cho starup
Để có thể đưa ra được chiến lược chiến thuật xây dựng thương hiệu hiệu quả và tiết kiệm chi phí thì bạn sẽ phải đầu tư về thời gian, công sức để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Việc tìm kiếm các “lỗ hổng” của thị trường cũng như các cơ hội kinh doanh sẽ đem lại bứt phá lớn cho bạn cả về mặt đầu tư và định hướng phát triển doanh nghiệp lâu dài. Đồng thời, nghiên cứu điểm yếu của đối thủ và concept truyền thông của họ cũng sẽ giúp mình đưa ra được các chiến lược, chiến thuật hiệu quả để xây dựng và phát triển thương hiệu.

3. Nghiên cứu khách hàng và đối tượng công chúng mục tiêu

Nghiên cứu khách hàng và đối tượng công chúng mục tiêu hiệu quả sẽ đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp của bạn, góp phần giải được bài toán khó: làm thế nào để khách hàng nhớ đến sản phẩm và thương hiệu của mình?

Đối với bước này, doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu "quy trình trải nghiệm của khách hàng" khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ. 

Đây được coi là một trong các bước xây dựng thương hiệu quan trọng dành cho bạn!

4. Xây dựng kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp

Tại sao truyền thông online lại quan trọng đến quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp startup?

Đơn giản vì sức cạnh tranh của thị trường vô cùng lớn, các công ty khởi nghiệp ngày càng nhiều, nếu muốn định vị và khẳng định thương hiệu của bạn trong lòng công chúng thì một trong những yếu tố then chốt đó là truyền thông online hiệu quả! Hiện nay, Việt Nam có tới 58% dân số sử dụng internet (wearesocial thống kê năm 2018), trung bình mỗi ngày 1 người sử dụng 7 tiếng đồng hồ để truy cập vào các trang web, mạng xã hội,.. Điều này có nghĩa rằng, nếu đẩy mạnh truyền thông online, đưa doanh nghiệp hiện diện trên internet thì khả năng tiếp cận của người tiêu dùng với thương hiệu của bạn sẽ cao hơn nhiều!

xây dựng thương hiệu
Kế hoạch truyền thông online sẽ bao gồm: Xây dựng website; xây dựng và sử dụng các kênh mạng xã hội (facebook, youtube…), sử dụng SEM – Social Engine Marketing, Email Marketing, đưa ra thông điệp quảng cáo và tập trung vào đối tượng khách hàng muốn hướng tới… Hãy phát triển theo hướng này vì đây là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ 4.0. Nếu khai thác hiệu quả, bạn sẽ gặt hái được thành công lớn.

5. Đo lường, đánh giá và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông

Bạn sẽ không biết chiến lược hay chiến thuật mình tung ra để xây dựng thương hiệu, bứt phá doanh số có hiệu quả hay không nếu như bạn không theo dõi, đo lường mức độ “pass” và đánh giá nó. Sau khi đo lường, nếu hiệu quả đạt được như ý muốn bạn có thể đầu tư mạnh mẽ hơn, phát triển kế hoạch với quy mô lớn hơn, ngược lại, nếu không tốt, bạn hoàn toàn có thể hiệu chỉnh chiến lược kịp thời để thực hiện theo chiều hướng khác phù hợp.

Từ những số liệu thống kê thực tế, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu trong suốt thời gian đó, để tiếp tục các chiến lược mới.

6. Sự nhất quán trong xây dựng thương hiệu

Trong quá trình hình thành và phát triển cho đến khi thành công thì sự nhất quán là mục đích mà mọi doanh nghiệp cần đặt ra, và coi đó như kim chỉ nam để phát triển. Khi doanh nghiệp đã xây dựng được sự nhất quán cho thương hiệu của mình và có bộ nhận diện thương hiệu riêng của mình thì những giá trị như logo hay tên thương hiệu sẽ mang ý nghĩa thể hiện niềm tin và sự nghiêm túc của doanh nghiệp đó. 

Sự nhất quán không chỉ là điều mà thương hiệu hướng tới trong một khoảng thời gian mà hơn thế sự nhất quán chính là định mức chuẩn mực lâu dài để phát triển nhận diện thương hiệu của bạn.

7. Tuyệt đối không “bắt chước” thương hiệu lớn

Bạn có thể tham khảo, học hỏi nhưng không nên bắt chước. Tại sao vậy?

"Copy" những ý tưởng của các doanh nghiệp lớn đôi khi sẽ dẫn đến ấn tượng không tốt đối với công chúng. Họ sẽ có ác cảm rằng bạn đang đạo nhái và cạn kiệt ý tưởng. Khách hàng vô cùng tinh tế và khó tính, họ sẽ cho rằng doanh nghiệp của bạn là hàng “Fake”. Vô tình, với cách như vậy, bạn đã giết chết chính thương hiệu của mình. Để làm ra giá trị chinh phục khách hàng, tốt nhất là tạo nên sự khác biệt.

8. Tạo nên giá trị khác biệt

xây dựng thương hiệu

Vậy tạo nên sự khác biệt như thế nào?

Hãy hướng đến những giá trị mà khách hàng muốn thay vì chỉ chăm chăm vào lợi nhuận. Tất cả những yếu tố đem lại giá trị tinh thần - giá trị vô hình, để khách hàng của bạn cảm nhận sự khác biệt về chất lượng và dịch vụ sẽ đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp trên thị trường đầy sức cạnh tranh, cũng như quá trình xây dựng thương hiệu quả.

9. Xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu

Để thể hiện được sứ mệnh và tầm nhìn trong quá trình xây dựng thương hiệu, trước hết, các doanh nghiệp startup trẻ cần trả lời được 3 câu hỏi sau:

- Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì?

- Lợi ích lý tính/ cảm tính mà thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?

- Điểm giống và khác biệt giữa thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh nằm ở đâu?

Tầm nhìn của thương hiệu sẽ mô tả đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn từ 10 - 20 năm. Tầm nhìn này bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

10. Xây dựng giá trị cốt lõi cho thương hiệu

Xác định giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp của bạn mang đến cho khách hàng, cho xã hội là gì?

- Ở đây, hãy tạo nên một câu chuyện thương hiệu của riêng bạn! Sự ấn tượng và cảm động sẽ giúp thương hiệu khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, bạn hãy mô tả giá trị thương hiệu của bạn trong một hoặc hai câu thật "đắt" và cố gắng nói với khách hàng - "Đây là lý do tại sao bạn nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi!"

11. Thái độ phục vụ tốt

khởi nghiệp

Thái độ phục vụ của nhân viên có thể giúp doanh nghiệp của bạn ghi điểm cộng trong mắt khách hàng, nhưng nếu không tốt, nó sẽ đem lại làn sóng “tẩy chay” kinh khủng. Điều này chúng ta đã bắt gặp nhiều trường hợp đối với các đơn vị lớn, chỉ một nhân viên có thái độ không tốt mà đem đến tai tiếng cho cả một thương hiệu. Chính vì thế, nếu sản phẩm của bạn tốt, hãy cam kết dịch vụ đi kèm cũng phải thật hoàn hảo. Bạn hãy làm cho khách hàng sung sướng và hạnh phúc, họ sẽ tự nguyện làm “đại sứ thương hiệu” và truyền thông “miễn phí” cho bạn.

12. Tương tác với khách hàng thường xuyên

Mạng xã hội bùng nổ, tương tác với khách hàng không chỉ là gặp trực tiếp hay gọi điện thoại nữa, khi Youtube, Facebook, Zalo…là công cụ hiệu quả rút ngắn khoảng cách với khách hàng. Cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm, tương tác thân thiện với khách hàng,.. là cách tốt để hình ảnh doanh nghiệp bạn dần đi vào trái tim họ.

Đối với những khách hàng thân thiết, việc tương tác tốt với họ thường xuyên, đem đến cho họ những trải nghiệm và ưu đãi đặc biệt, không chỉ giúp doanh nghiệp của bạn củng cố niềm tin, mà còn là cách giúp bạn tạo nên giá trị thương hiệu cho riêng mình.

Sự hài lòng và yêu mến của mỗi khách hàng là bước đệm hình thành tên tuổi và vị thế cho thương hiệu của bạn nhanh chóng, hiệu quả và vững chắc. Trên đây là 12 bí quyết mà BMPOS bật mí giúp các doanh nghiệp trẻ startup chưa có nhiều kinh nghiệm, loay hoay tìm kiếm phương pháp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình.

Nếu chưa thực sự đủ lớn mạnh với nguồn vốn đầu tư khổng lồ, hãy biết xây dựng nên giá trị riêng một cách khôn ngoan. Làm thương hiệu, không phải chuyện ngày một ngày hai, chính vì thế, ngoài việc áp dụng linh hoạt, hiệu quả các bước, doanh nghiệp cũng cần phải kiên trì và nỗ lực không ngừng.

Kết

Bất kể doanh nghiệp to hay nhỏ, bạn đều có thể tận dụng các bí quyết trên để gia tăng hình ảnh thương hiệu, tạo dựng danh tiếng tích cực cho bản thân. Trong thế giới đa phương tiện ngày nay, bạn có đủ công cụ để tận dụng sức mạnh của PR tích cực cho doanh nghiệp.

Đừng ngần ngại đưa bản thân ra trước công chúng. Vì nếu bạn không kể về câu chuyện của chính mình, của công ty bạn thì cộng đồng sẽ không thể biết được công ty của bạn đang làm gì.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi kinh doanh điện gia dụng cho người mới bắt đầu

Bạn đang có ý định kinh doanh đồ điện gia dụng nhưng không biết làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung ứng đến bạn tất tần tật những điều cần biết để kinh doanh điện gia dụng thành công.

Top 6 việc làm tại nhà dành cho những ai muốn kiếm thêm thu nhập

Công việc làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ học sinh sinh viên, các bà mẹ bỉm sữa, những nhân viên công ty đang mong muốn được làm việc trong thời gian rảnh rỗi.

Kinh doanh online là gì? Cách thức đến kinh doanh online hiệu quả

Kinh doanh online đang là một trong những xu hướng hot nhất của cuộc sống hiện đại. Không chỉ cá nhân mà các công ty, doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức này với mô hình kinh doanh của mình.

Gợi ý 7 cách thu hút khách hàng đến nhà hàng hiệu quả không nên bỏ qua

Đối với một bạn trẻ khi bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, cần những cách thu hút khách hàng đến nhà hàng như thế nào đang là vấn đề được quan tâm và giải đáp để kinh doanh thành công.

Hướng dẫn cách bán hàng trên Facebook hiệu quả, lợi nhuận cao

Nếu bạn đang kinh doanh online mà chưa biết cách bán hàng trên Facebook, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình những thông tin chi tiết nhé.

Bài viết xem nhiều

Cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee (Phần 2)

Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin nối tiếp phần 1 của Cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee. Cùng tham khảo để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Muốn bán hàng cho người giàu cần phải có bí quyết riêng

Bán hàng cho người giàu là một việc không hề dễ dàng. Để có thể bán hàng cho đối tượng này bạn cần phải trau dồi cho mình những bí quyết riêng thì mới có thể đem về nguồn lợi nhuận cao nhất nhé.

10 cách kiếm tiền tại nhà cho học sinh dễ dàng nhất

Hiện nay, nhờ vào những điều kiện thuận lợi và nhu cầu nhân sự phát triển, các bạn học sinh hoàn toàn có thể tự kiếm tiền tại nhà hay online mà không lo kết quả học tập bị ảnh hưởng.

Cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee (Phần 1)

Để kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn cách xây dựng và phát triển Shop bền vững trên Shopee đàn được rất nhiều người quan tâm hiện nay.