Hầu hết các doanh nghiệp, công ty hiện nay đều xác định việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mình. Một chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tao được chỗ đứng trên thị trường. Vậy, chiến lược kinh doanh là gì? Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh ra sao? Cùng Salekit đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động, nội dung tổng thể của một kế hoạch kinh doanh có trình tự, gồm một chuỗi các biện pháp, cách thức kinh doanh chủ yếu xuyên suốt một thời gian dài của một công ty, tập đoàn,… nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc thúc đẩy lợi nhuận cao nhất và sự phát triển của hệ thống kinh doanh mà các doanh nghiệp, công ty đề ra.
Xây dựng chiến lược kinh doanh có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Chiến lược có đúng thì mới đảm bảo doanh nghiệp đi đúng đường, quy trình vận hành chuẩn. Từ đó đem lại hiệu quả công việc tốt, bán được nhiều hàng, nhân sự công ty vững mạnh, lợi nhuận bền vững và có chỗ đứng trên thị trường.
>>> Xem thêm: Cập nhật ngay những mô hình kinh doanh mới ở Việt Nam năm 2020
Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty hiện nay
Một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần được xác định thông qua các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường
Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên để bạn xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trong một thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Càng hiểu rõ về thị trường thì bạn càng có nhiều cơ hội thành công, hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu và thói quen mua sắm của họ để tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.
Nghiên cứu thị trường không đơn thuần chỉ là thu thập các dữ liệu và con số thống kê. Mọi dữ liệu thu thập đều được phân tích và chuyển hoá thành các thông tin liên quan. Những thông tin này là cơ sở cho việc hoặc định chiến lược kinh doanh của bạn sau này.
Thông qua việc nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới. Đồng thời lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể cũng như các thị trường ngách tiềm năng. Nhờ tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, bạn sẽ không phải lãng phí tiền bạc, công sức cho những việc làm sai lầm, đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh của mình.
Đọc thêm: Tại sao chiến lược kinh doanh của Coca Cola được nhiều người quan tâm?
Bước 2: Thiết lập mục tiêu kinh doanh
Sau khi đã nghiên cứu kỹ càng về thị trường kinh doanh, việc tiếp theo bạn cần làm chính là thiết lập mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. Việc thiết lập mục tiêu kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp vì nó thể hiện chính xác những gì công ty muốn thu được như: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư…
Các mục tiêu đó cần phải mang tính thực tế và bạn có khả năng để đạt được những mục tiêu đó hay không. Việc xác lập được mục tiêu trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty sẽ giúp bạn biết đích đến và cố gắng nỗ lực để đạt được nó.
Bước 3: Đánh giá thực trạng
Để có thể đánh giá chính xác thực trạng kinh doanh của mình, bạn cần làm được những điều sau:
Đánh giá môi trường kinh doanh: để xác định được môi trường kinh doanh hiện tại đang là thời cơ hay thách thức cho đối với mô hình kinh doanh hiện tại của công ty. Để đánh giá được, bạn cần phải dựa vào các yếu tố như: kinh tế, các sự kiện chính trị, công nghệ, áp lực thị trường, quan hệ và xã hội…
Đánh giá nội lực: phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của công ty như: vốn, cơ sở vật chất, hoạt động sản xuất, nhân viên… để từ đó đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.
Bước 4: Xây dựng chiến lược kinh doanh
Đây là bước vô cùng quan trọng, là nền tảng kinh doanh và quyết định đến sự thành bại của mô hình kinh doanh bạn lựa chọn. Để xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn hảo, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau: Mục tiêu cần đạt là gì? Đối thủ cạnh tranh là ai? Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?
Trong quá trình thực hiện cần bám sát với những mục tiêu ban đầu lập ra để hạn chế tối đa các rủi ro, thất bại. Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sớm đạt được.
Bước 5: Đánh giá và kiểm soát chiến lược
Trong giai đoạn này, bạn cần xác định xem liệu chiến lược kinh doanh của mình hiện có phù hợp với các mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Nếu thấy tình hình thị trường thay đổi thì nên đưa ra những biện pháp giải quyết như thế nào để luôn kiểm soát được mục tiêu và hiệu quả của chiến lược.
Tổng kết
Trên đây là những bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Kết hợp với dùng phần mềm bán hàng nữa sẽ ra hiệu quả bất ngờ nhé. Hy vọng với những thông tin chia sẻ này sẽ giúp các start up, các doanh nghiệp có thể áp dụng vào công việc kinh doanh của mình để đưa công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Chúc bạn kinh oanh thành công.
Bài viết liên quan
Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ.
Mở quán cafe nhượng quyền là một trong những cách kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho những người kinh doanh mô hình này.
Năm 2020, đã đến lúc bạn thay đổi bản thân cũng như chiến dịch kinh doanh của mình trong việc kinh doanh, buôn bán hàng online. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Mở tiệm bánh mì hiện đang là mô hình kinh doanh, được đông đảo người lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp. Vậy đâu là bài toán kinh doanh bánh mì siêu lợi nhuận thu hàng triệu mỗi ngày. Cùng tìm hiểu nhé.
Biết cách phân tích báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bạn biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình để đưa ra những hướng phát triển hiệu quả nhất.
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Bài viết trên Facebook sẽ tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn biết đến cách tăng Like Facebook trên điện thoại được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.