Khi mà cuộc sống được đầy đủ, phát triển hơn thì đi cùng với đó là nhu cầu làm đẹp của con người tăng lên, đặc biệt giới trẻ đang rất quan tâm tới ngoại hình của mình, họ luôn muốn tạo ấn tượng và nổi bật trong mắt mọi người, luôn muốn thay đổi và bắt kịp trend, các trào lưu mới, các xu hướng thời trang, trong đó có việc thay đổi những kiểu tóc thời thượng và phù hợp với bản thân. Chính điều đó khiến cho các tiệm cắt tóc, các hair salon mọc lên ngày càng nhiều đồng thời trở thành xu hướng kinh doanh nổi bật ở thời điểm hiện tại.
Trong bài viết 14 ý tưởng kinh doanh tại nhà không bao giờ bị lỗi thời, thành công cao, Salekit đã nói đến tiềm năng khi mở tiệm cắt tóc. Điểm lợi thế của ngành này đó chính là công việc nhẹ nhàng, thu nhập ổn định và số vốn để bắt đầu kinh doanh tiệm cắt tóc không quá nhiều, do đó nghề làm đẹp đang dần trở thành xu hướng phát triển mới, nghề hot dành cho các bạn trẻ. Đã có rất nhiều người đang theo học nghề tóc và có định hướng mở tiệm cắt tóc, hair salon để kinh doanh tuy nhiên để mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn thì nhiều người lại chưa quan tâm tới. Dưới đây, SaleKit giúp bạn tìm hiểu chi phí mở tậm cắt tóc nhỏ hay mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn để có thể bắt đầu hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Nên bắt đầu từ đâu với ý tưởng mở tiệm cắt tóc nhỏ?
1. Tìm mặt bằng mở tiệm
Đối với hình thức kinh doanh này, bạn nên tìm cho mình một địa điểm dễ thấy, tiện lợi đi lại, vì ban đầu sẽ chưa nhiều người biết đến salon của bạn.
Địa điểm lý tưởng bạn có thể nghĩ đến trong trường hợp này là những khu trung tâm, gần cửa hàng đông đúc, một mặt bằng sáng, an ninh tốt. Ngoài ra những khu chung cư đông dân cư cũng là một ý tưởng không tồi, bởi khi mở tiệm cắt tóc nhỏ, bạn không chỉ chuyên cắt tóc mà còn có những dịch vụ khác như gội đầu, hấp, dưỡng tóc,vv... Đồng thời bạn cũng nên tránh những khu công nghiệp, sân bay vì mặc dù có đông người qua lại nhưng nó khá phức tạp, giao thông và nhu cầu sẽ không được như ý.
2. Thiết kế không gian tiệm cắt tóc
Khác với những không gian khác, một tiệm cắt tóc nhỏ sẽ có được cách trang trí đơn giản, tạo được không gian rộng rãi. Ví dụ bằng chính những tấm gương vừa sử dụng cho mục đích soi ngắm, vừa để làm đẹp cho salon, tăng cảm giác diện tích rộng lớn cho nó.
Mở tiệm cắt tóc nhỏ thì bạn không thể thiếu hệ thống đèn led lắp âm trần, hoặc có thể là những bức vẽ trang trí trên tường do chính tay bạn tạo. Dĩ nhiên cũng không thể thiếu hình ảnh của những mẫu tóc mà bạn muốn khách hàng nhìn thấy, một phần cũng để quảng bá hình ảnh cho salon.
Vì hướng tới quy mô nhỏ và vừa nên diện tích của tiệm cũng không quá lớn nhưng bạn vẫn phải bố trí không gian sao cho phù hợp, khoa học nhất. Bạn có thể phân chia tỷ lệ diện tích này cho hợp lý ví dụ như khu cắt tóc tạo kiểu thường là chỗ nhiều khách hàng cùng thực hiện làm tóc nên diện tích của nó gần như chiếm một nửa toàn không gian. Các khu vực khác như chỗ gội đầu, kệ để sản phẩm, các dụng cụ khác... sẽ có tỷ lệ tương ứng thấp hơn.
3. Quản lý nhân sự
Nhân sự chính là bài toán khá nan giải cho mỗi tiệm cắt tóc. Và bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng vậy. Nếu như thiếu đi bài toán quản lý nhân sự sẽ dẫn đến những thất bại hiển nhiên. Salon tóc cũng sẽ lấy nhân sự làm nền tảng để phát triển và thu hút khách hàng.
Chính nhân sự của bạn sẽ là người thay bạn truyền tải với khách hàng chất lượng dịch vụ. khách hàng có hài lòng và quay lại với bạn một lần nữa không là nhờ vào chính cách làm việc của nhân viên ở tiệm.
Ngay từ ban đầu hãy lên cho mình một kế hoạch, với việc mở tiệm cắt tóc nhỏ thì cơ cấu nhân viên của một salon sẽ chỉ từ 1 - 2 nhân viên, hoặc nếu tay nghề bạn chắc, có kinh nghiệm lâu năm thì với những ngày đầu lượng khách biết đến còn ít thì tiệm cắt tóc chỉ cần một mình bạn cũng đủ, giảm thiểu chi phí nhân sự để bù cho những chi phí khác. Khi đã có một lượng khách ổn định thì bạn hãy tính đến chuyện thuê thêm nhân viên để tăng năng suất hoạt động của salon.
4. Lên kế hoạch, chiến lược quảng cáo, tiếp thị online
Thời đại công nghệ cao, sự lan tỏa của Internet là sức mạnh khủng khiếp mà chúng ta không thể phủ nhận, bởi vậy để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh và hiệu quả nhất trên thị trường online thì các bạn cần chuẩn bị cho mình những chiến lược marketing online thật chi tiết. Bạn nên quan tâm đến các trang mạng xã hội lớn như Facebook, Zalo, Instagram… gần như các bạn trẻ ngày nay đang sử dụng 3 trang mạng xã hội này rất đông. Hãy nghiên cứu và tìm ra cho mình những hình thức kinh doanh phù hợp với thực tiễn.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm mở tiệm cắt tóc nam không phải ai cũng biết
Các chi phí cần có khi mở tiệm cắt tóc nhỏ
Dù bạn định mở tiệm cắt tóc nhỏ ở thành phố hay nông thôn, thì về cơ bản bạn cũng cần phải chuẩn bị những khoản chi phí sau: bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền trang trí nội thất bên trong cửa hàng, tiền hàng, tiền thuê nhân viên. Vậy cụ thể chi phí mở tiệm cắt tóc nhỏ cho những khoản trên là bao nhiêu?
1. Chi phí về mặt bằng
Bạn có thể căn cứ vào tình hình tài chính của mình, tìm một địa điểm trong trung tâm mua sắm, hoặc một salon độc lập. nhưng dù là địa điểm nào cũng cần tính toán đến yếu tố là bạn có được nhiều khách hàng qua lại khu vực đó không, vì chỉ có vậy họ mới nhìn thấy tiệm cắt tóc của bạn.
Một phương án mặt bằng nữa chính là thuê hoặc mua lại mặt bằng của một tiệm cắt tóc cũ. Việc này giúp bạn đỡ công thiết kế kiến trúc vì nó đã có từ trước, chỉ cần sửa lại cho phù hợp với nhu cầu bạn cần. Tuy nhiên cách này cũng tiềm ẩn rủi ro, nếu như bạn không tìm hiểu trước về tiệm cắt tóc đó, vì có thể đó là địa bàn làm ăn không tốt, ấn tượng không tốt với khách hàng,….
Nếu như bạn có ý định mở tiệm cắt tóc nhỏ ở quê thì diện tích phù hợp là khoảng từ 35m2 - 50m2 với giá thuê từ 1,5 đến 2 triệu đồng một tháng chưa bao gồm chi phí điện nước… nếu cộng tất cả các khoản chi phí: điện, nước, vệ sinh… giá vào khoảng 3 triệu đồng 1 tháng.
Còn nếu ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM thì chi phí thuê mặt bằng có thể cao hơn, lên tới 5 triệu đến 7 triệu đồng, hoặc thậm chí 10 triệu đến 15 triệu đồng với các địa điểm có vị trí đẹp, gần trung tâm thành phố.
Một điểm lưu ý khi lựa chọn mặt bằng mở tiệm cắt tóc nhỏ đó là bạn cần tránh nơi nào tập trung quá nhiều các cửa hàng, salon tóc để tránh sự canh tranh bởi mình lính mới bao giờ cũng sẽ thiệt hơn. Lựa chọn trong các ngõ, ngách tập trung nhiều các khu trọ các trường Đại Học cũng là xu hướng mà nhiều tiệm cắt tóc lựa chọn để mở cửa hàng.
2. Chi phí thiết kế, trang trí không gian
Đối với tiệm cắt tóc có quy mô nhỏ và vừa thì chi phí đầu tư cho thiết kế, trang trí không gian và mua sắm trang thiết bị vào khoảng 25 đến 30 triệu. Nên trang trí không gian theo phong cách càng đơn giản càng tốt, tiện nghi, gọn gàng và thuận tiện cho thợ thao tác.
Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng vào cửa tiệm cắt tóc, ngoài việc trang trí các tiện nghi bên trong tiệm cắt tóc thì biển quảng cáo bên ngoài đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tạo biển quảng cáo thu hút, tạo được điểm nhấn, không quá màu mè đồng thời hài hòa với tiệm cắt tóc của mình. Chi phí làm biển quảng cáo thường dao động trong khoảng từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng giúp bạn nhanh chóng có một biển quảng cáo ấn tượng và bắt mắt.
3. Chi phí mua sắm trang thiết bị cho quán cắt tóc nhỏ
Chi phí mua sắm trang thiết bị là khoản chi phí cần thiết khi chưa biết mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn. Vì ý định của bạn là mở tiệm cắt tóc nhỏ nên một số trang thiết bị cơ bản mà bạn cần mua là gương lớn, ghế cắt, giường gội, giá để đồ, máy uốn, máy sấy tóc, ghế khách chờ, bộ cắt giũa móng tay và áo choàng cắt tóc. Ban đầu chỉ cần mua những thứ thật sự cần thiết, khi bắt đầu có lợi nhuận bạn có thể đầu tư thêm.
Ngoài ra, bạn nên bố trí thêm giá đựng áo và đặt một số tạp chí thời trang, làm đẹp trong tiệm sẽ khiến khách hàng không bị sốt ruột trong lúc chờ đợi, đây cũng sẽ là những cách gợi ý hay cho khách hàng cũng như cho chính bạn, trong việc tìm kiếm những mẫu tóc thời trang.
Đối với một số vật dụng nếu không cần thiết phải mua sắm mới thì có thể mua đồ thanh lý ở các cửa hàng salon tóc khác để giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư kinh doanh.
4. Chi phí nhập các sản phẩm về tóc
Ngoài chi phí trang trí và mua sắm các trang thiết bị phục vụ công việc kinh doanh thì một khoản chi phí cần thiết khác khi bạn mở tiệm cắt tóc nhỏ chính là việc mua sắm các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, sáp vuốt tóc…
Bạn nên tham khảo các dòng sản phẩm chăm sóc tóc hiện nay đang thịnh hành. Ban đầu bạn chỉ đầu tư một số dòng sản phẩm chăm sóc chủ yếu mà giới trẻ ưa chuộng. Sau đó, dựa vào nhu cầu khách hàng để đầu tư thêm các dòng sản phẩm cao cấp khác. Chi phí đầu tư ban đầu khoảng từ 5 đến 6 triệu, khi có mối quen bạn có thể lấy được giá rẻ hơn. Bạn nên tham khảo cho mình nhiều nguồn hàng khác nhau để lấy được giá cả hợp lý.
5. Chi phí về nhân sự
Như đã nói ở trên thì việc tuyển thêm thợ là chưa thực sự cần thiết trong 3-6 tháng đầu. Còn nếu bạn chỉ đứng ra làm chủ, không phải là thợ chính thì lúc đó chi phí sẽ tốn nhiều hơn, khoảng 3,5 triệu - 4 triệu cho thợ phụ chưa có tay nghề, còn thợ chính đứng cắt tóc sẽ rơi vào tầm 8 triệu - 10 triệu.
Bạn nên tìm kiếm các nhân viên có tinh thần học hỏi để đào tạo họ trở thành thợ chính nhằm giảm bớt công việc cho bạn. Khi cửa hàng đi vào hoạt động thuận lợi, nếu lượng khách tăng thì bạn nên cân nhắc một số nhân viên cắt tóc có tay nghề, nhân viên chuyên gội đầu cho khách.
Lời kết
Đầu tư mở tiệm cắt tóc nhỏ cần bao nhiêu tiền thì hiệu quả trung bình vào khoảng 50 đến 70 triệu. Tuy nhiên, trong quá trình mở tiệm bạn cũng nên dự trù cho mình 1 một số khoản chi phí phát sinh khác như tiền đóng thuế, tiền quảng cáo…
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng với bài viết này bạn đã có kinh nghiệm mở tiệm làm tóc, bước đầu cho dự định kinh doanh của mình. Hãy dùng phần mềm quản lý bán hàng Salekit để tối ưu hoạt động kinh doanh của mình nhé!
Chúc các bạn thành công!
Bài viết liên quan
Kế hoạch kinh doanh giống như bản hướng dẫn chi tiết, giúp bạn biết phải làm gì và làm như thế nào khi bắt tay vào thực hiện một ý tưởng bất kỳ.
Mở quán cafe nhượng quyền là một trong những cách kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao cho những người kinh doanh mô hình này.
Năm 2020, đã đến lúc bạn thay đổi bản thân cũng như chiến dịch kinh doanh của mình trong việc kinh doanh, buôn bán hàng online. Hãy cùng tham khảo bài viết này nhé!
Mở tiệm bánh mì hiện đang là mô hình kinh doanh, được đông đảo người lựa chọn để bắt đầu khởi nghiệp. Vậy đâu là bài toán kinh doanh bánh mì siêu lợi nhuận thu hàng triệu mỗi ngày. Cùng tìm hiểu nhé.
Biết cách phân tích báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bạn biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình để đưa ra những hướng phát triển hiệu quả nhất.
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Bài viết trên Facebook sẽ tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn biết đến cách tăng Like Facebook trên điện thoại được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.