Trong kinh doanh, giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi lớn nhất trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm được những thông tin về vấn đề này là vô cùng cần thiết. Để có thể quản lý hàng hóa tốt nhất và tối ưu hóa lợi nhuận, doanh nghiệp phải tính toán chính xác và đúng đắn giá trị của hàng hóa được bán ra. Mặc dù đây là một khái niệm cơ bản trong kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nắm vững. Tuy nhiên vẫn tồn tại những khó khăn khi doanh nghiệp xác định giá vốn hàng bán, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Trong bài viết này, hãy cùng SaleKit tìm hiểu cách tính giá vốn hàng bán trong doanh nghiệp kinh doanh sản xuất.
Khái niệm giá vốn hàng bán
Thuật ngữ "Giá vốn hàng bán" trong Tiếng anh được gọi là Cost of goods sold. Trong kinh doanh, giá vốn hàng bán là 1 trong những loại chi phí được đầu tư để sản xuất ra sản phẩm. Loại chi phí này liên quan tới quá trình bán hàng, bao gồm các khoản như: Giá vốn hàng xuất kho, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng... Hiểu theo chuyên ngành kinh doanh, giá vốn hàng bán là giá vốn của những mặt hàng đã được bán ra. Do đó, giá của vốn bán hàng sẽ bao gồm các yếu tố về giá vốn của: Hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ.... được đầu tư ở 1 thời gian cụ thể.
Tùy loại hình công ty sẽ có cách định nghĩa về giá vốn hàng bán khác nhau. Theo đó:
- Đối với công ty thương mại thì giá vốn hàng bán được hiểu là tổng toàn bộ chi phí từ lúc mua hàng hóa có mặt tại kho của công ty bao gồm giá nhập hàng hóa từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển về kho, bảo hiểm, thuế quan..
- Đối với các công ty sản xuất thì giá vốn hàng bán sẽ cao hơn so với các công ty thương mại bởi có thêm chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành phẩm.
Ngoài ra thì giá vốn hàng bán của mỗi công ty khác nhau còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định khác nhau theo hợp đồng với nhà cung cấp.
Cách tính giá vốn hàng bán trong sản xuất
Hiện nay, có rất nhiều cách tính giá vốn hàng bán. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì chia việc tính giá vốn thành 4 cách tính khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cũng tồn tại một số cách tính khác phù hợp hơn với đặc thù của doanh nghiệp đó. Như vậy, các doanh nghiệp cần cân nhắc để chọn cách tính phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Một số cách tính giá vốn hàng bán tiêu biểu như sau:
1. Công thức FIFO
Công thức tính giá vốn hàng bán này dựa trên phương pháp nhập trước xuất trước, những mặt hàng nào được nhập vào trước thì sẽ được xuất trước với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá mua hàng hoá xuất kho trong kỳ tính theo đơn giá mua nhập trước. Công thức FIFO thường sẽ phù hợp với các mặt hàng có hạn sử dụng, hoặc các loại hàng điện máy, máy tính, điện thoại…. vì những mặt hàng này không thể lưu trữ lâu trong kho, cần phải xuất sớm. Khi giá tăng, kết quả theo phương pháp FIFO, giá vốn hàng bán thấp hơn. Điều này trong điều kiện lạm phát, làm tăng thu nhập ròng và kết quả là mức đóng thuế TNDN cao hơn.
2. Công thức LIFO
Khác với công thức tính giá vốn hàng bán FIFO, mà Liựa trên phương pháp Nhập sau xuất trước, trái ngược với FIFO, những mặt hàng được nhập vào trước sẽ được xuất sau, với đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá mua hàng xuất kho tính theo đơn giá mua hàng nhập sau. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. Công thức LIFO thường được dùng với mặt hàng như quần áo, giày dép.... những mặt hàng có thể bị lỗi thời và trở thành hàng tồn kho, nên khi nhập hàng mới về phải ưu tiên xuất hơn. Một nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính giá vốn hàng bán LIFO là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, khi sản phẩm cũ có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.
3. Công thức bình quân gia quyền
Phương pháp tính giá vốn hàng bán Bình quân gia quyền được sử dụng để tính toán giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là phương pháp tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm tân tiến ngày nay đang áp dụng. Theo phương pháp này, giá vốn sẽ được tính lại theo công thức:
MAC = ( A + B ) / C
MAC : Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
+ A : Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
+ B : Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
+ C : Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập
4. Công thức tính giá hạch toán
Phương pháp này được sử dụng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho, thường là với các doanh nghiệp mua hàng hoá vật tư thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, giá này không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.
Nguyên nhân khiến tính giá vốn hàng bán bị sai và cách khắc phục
1. Nguyên nhân
Thực hiện sai quy trình bán hàng âm
Khi thực hiện quy trình bán hàng âm, hay còn được gọi là quy trình chứng từ, người bán xuất hàng trước và nhập kho sau, nhưng lại không kịp lưu kho mà đã bày bán ngay trên kệ, hoặc trả hàng cho khách ngay tại quầy. Đến cuối ngày hoặc để hôm sau mới nhập hàng vào kho, thậm chí quên luôn nhập. Khi đó, tại thời điểm xuất hàng, giá vốn hàng bán bằng 0 hoặc bị sai lệch, dẫn đến tính lãi gộp hàng bán thiếu chính xác, lãi lỗ & doanh thu sẽ không đúng với thực tế.
Thực hiện sai quy trình trả hàng nhà cung cấp
Khi người bán trả một phần hàng mua từ nhà cung cấp sau khi đã bán hàng trên phần còn lại, nhưng người kế toán kho lại không hạch toán giá vốn hàng bán lại, nên gây ra sự sai lệch, thiếu chính xác.
Thực hiện việc sửa/xóa chứng từ
1 nguyên nhân dẫn đến cách tính giá vốn hàng bán bị sai nữa là liên quan đến chứng từ. Người sử dụng phần mềm tiến hành sửa/ xóa chứng từ làm thay đổi số lượng của các mặt hàng có trên các chứng từ đã sửa. Khi đó, phần mềm sẽ tự động tính toán lại giá vốn và hàng tồn kho khi lưu/ xóa chứng từ và rất có thể dẫn tới âm kho. Vì vậy, phần mềm sẽ tự động cập nhật lại giá vốn cho tới thời điểm hiện tại, và đến khi chạy tới phiếu xuất bán thì dòng hàng đó có thể bị tồn kho âm.
2. Cách khắc phục
- Kiểm soát dữ liệu kinh doanh thường xuyên khi dùng phần mềm quản lý bán hàng.
- Giám sát quy trình hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đúng quy trình: Hàng phải nhập vào trước rồi mới xuất bán hoặc chuyển kho đi.
- Hạn chế sửa/xóa chứng từ.
- Thường xuyên theo dõi giá vốn để kiểm soát các tình huống dẫn tới âm kho, tránh để tình trạng này tồn tại quá lâu dẫn tới việc tính lại giá vốn sẽ chậm và khó theo dõi khi khắc phục.
- Sử dụng chức năng truy ngược tới chứng từ gốc để kiểm tra các con số tồn kho, doanh thu… xem tại sao lại ra những con số đó.
Như vậy sau khi hiểu được giá vốn bán hàng là gì, ta có thể thấy được nó là 1 trong những yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư quan tâm trong quá trình kinh doanh. Vậy nên, việc hiểu và nắm rõ về giá vốn bán hàng, cách tính, cũng như cách khắc phục những sai lệch khi nhập giá vốn bán hàng là hết sức cần thiết.
Ngoài ra, bên cạnh xác định giá vốn hàng hóa là một công việc trong quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng cần có những phương pháp để công việc quản lý ấy trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện tại, SaleKit đang cung cấp những sản phẩm, dịch vụ về quản lý bán hàng đa kênh, cổng vận chuyển, quản lý bán hàng trên Facebook, giao dịch trên các sàn thương mại điện tử Lazada, Shopee.... vô cùng phổ biến với các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.
Hãy đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng thông minh SaleKit hoàn toàn miễn phí với thời gian không giới hạn để trải nghiệm những tính năng ưu việt trong việc cách tính giá vốn bán hàng và quản lý dòng tiền của cửa hàng bạn nhé!
Bài viết liên quan
Trong doanh nghiệp, việc có cho mình một quy trình lưu trữ hồ sơ là điều vô cùng cần thiết vì đó là cách để chúng ta có thể lưu trữ tất cả các hồ sơ, giấy tờ cần thiết một cách khoa học, dễ tìm kiếm.
Phần mềm quản lý bán hàng là một trong những yêu cầu cơ bản mang lại sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp ở thời điếm hiện nay. Sau đây là top những phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất năm 2020.
Kỹ năng telesales là yếu tố then chốt khi xu hướng bán hàng qua điện thoại ngày càng phổ biến. Vậy cần có kỹ năng telesales và kinh nghiệm telesales như thế nào cho hiệu quả?
Free Cash Flow là gì? Nó có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong hoạt động tài chính, đầu tư của doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cash Flow Statement (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) là một loại báo cáo thuộc lĩnh vực tài chính quan trọng. Theo dõi bài viết dưới đây biết Cash flow statement là gì? Lợi ích nó đem lại ra sao nhé.
Bài viết xem nhiều
Hiện giờ Facebook đã hỗ trợ tính năng xóa biểu tượng cảm xúc messenger. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện mình sẽ hướng dẫn các bước để xóa các icon trên messenger ngay lập tức.
Bài viết trên Facebook sẽ tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn biết đến cách tăng Like Facebook trên điện thoại được chia sẻ qua bài viết dưới đây.
Nếu bạn không biết kinh doanh gì để tăng thu nhập thì đây là danh sách tổng hợp tất cả những ngành hàng cần vốn đầu tư thấp, lợi nhuận cao, có thể phát triển cả 2 mô hình kinh doanh online và offine.
Bạn dự định lên ý tưởng kinh doanh đồ ăn vặt nhưng chưa biết lựa chọn nào cho phù hợp. Dưới đây là những món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đem lại doanh thu, hiệu quả kinh doanh cao.
Kinh doanh nước ép hoa quả là một hình thức đang được các bạn trẻ lựa chọn bởi lẽ với số vốn bỏ ra nhỏ và những sản phẩm thơm ngon có nguồn gốc từ tự nhiên hứa hẹn sẽ mang đến lợi nhuận lớn.